TVC quảng cáo là một trong những hình thức được sử dụng phổ biến trong việc quảng bá sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi. Vậy để sản xuất thành công một TVC, cả doanh nghiệp và Production đã trải qua những công đoạn như thế nào, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Sản xuất TVC Quảng cáo là gì?
TVC quảng cáo là một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh, giới thiệu về những sản phẩm thương mại, hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình. TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước giữa hoặc sau nội dung chính của một chương trình.
Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan tỏa rộng, đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý.
TVC có thể mang nội dung về một câu chuyện của nhân vật nào đó, thường là những người nổi tiếng, hoặc có tầm ảnh hưởng trong xã hội, họ chia sẻ về những trải nghiệm về sản phẩm. Hoặc có thể là những hình ảnh khơi gợi sự quyến rũ, những hình ảnh nêu cao giá trị nhân văn như gia đình, cộng đồng…hoặc đơn giản nó chỉ là sản phẩm được xây dựng trên hiệu quả kỹ xảo đặc biệt.
2. Quy trình sản xuất TVC Quảng cáo “Cùng Bi_A vượt qua đại dịch” – Công ty TNHH Tấn Hưng Việt Nam
2.1 Bước 1: Xây dựng kịch bản TVC quảng cáo
Bước đầu tiên khởi màu cho mọi dự án là bắt nguồn từ ý tưởng của khách hàng về một chiến dịch quảng cáo sản phẩm. Trước hết, Công ty Tấn Hưng Việt Nam sẽ cung cấp cho Viet Idea bản Creative Brief – Đây là bản tóm tắt đầy đủ các thông tin cần thiết về doanh nghiệp để công ty chúng tôi dựa trên đó để sáng tạo ý tưởng. Trong brief hoàn chỉnh bao gồm các yếu tố sau:
– Bối cảnh chiến dịch
– Mục tiêu chiến dịch
– Khách hàng mục tiêu
– Thông điệp nhãn hàng
– Các kênh truyền thông chính
Đây chính là bước đệm để Viet Idea có thể thấu hiểu tâm lý, mong muốn của doanh nghiệp để bắt tay xây dựng ý tưởng đúng hướng nhất.
Sau khi nhận được Brief, Viet Idea sẽ bắt tay vào việc xây dựng ý tưởng. Đây là bước vô cùng quan trọng, đóng vai trò định hình cho cả TVC quảng cáo.
Kết quả của giai đoạn này là một ý tưởng với kịch bản cụ thể của TVC. Đặc biệt hơn, kịch bản sẽ được phân tách rõ ràng 2 phần để đội sản xuất có thể nắm chắc và dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, công ty Tấn Hưng cũng dễ hình dung rằng ý tưởng của họ sẽ được triển khai như thế nào!
– Kịch bản văn học: Biên tập sẽ viết thông điệp mà Tấn Hưng muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu bằng ngôn từ chỉnh chu nhất. Trong kịch bản văn học thể hiện rõ từng hình ảnh, từng câu thoại và thời lượng cụ thể cho từng phân đoạn để quá trình quay hình diễn ra suôn sẻ.
– Kịch bản hình ảnh: Sau khi đã thống nhất về mặt ý tưởng, đây sẽ là kịch bản nhằm phác họa ý tưởng đó bằng hình ảnh, hành động, lời thoại của diễn viên cũng như các cảnh quay một cách chân thực nhất.
Tuy nhiên, với thời gian thực hiện khá cận nên thay vì vẽ storyboard cho TVC Quảng cáo thì Viet Idea quyết định thay thế bằng Photo Board để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
2.2 Bước 2: Sản xuất tiền kỳ (Pre-production)
Sau khi đã hoàn thành việc lên kịch bản văn học và kịch bản hình ảnh thì công đoạn tiếp theo sẽ là các công đoạn chuẩn bị cho ngày quay. Các bước này có thể thực hiện cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
Công việc sản xuất mất rất nhiều kinh phí nên ekip sản xuất đã chuẩn bị kĩ càng nhất và tìm hiểu rõ các khâu trước khi quay hình bao gồm:
2.2.1 Lựa chọn bối cảnh:
Thời lượng của TVC Quảng cáo này được xác định là 30s nên việc lựa chọn bối cảnh để bấm máy phải được chắt lọc kỹ càng. Đảm bảo mỗi frame hình đều chất lượng và đẹp.
Với TVC này, tổ sản xuất đã phối hợp cùng với công ty Tấn Hưng để đi tiền trạm ở 2 tỉnh là Đồng Tháp và Long An. Và cuối cùng địa điểm quay được xác định ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Đây là cánh đồng ruộng mẫu được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan dành nhiều tâm sức để phát triển sau khi được nhậm chức.
2.2.2 Chuẩn bị đạo cụ:
Việc có thêm đạo cụ đôi khi sẽ tăng tính tương tác và hiệu quả hơn rất nhiều cho đoạn quảng cáo. Đôi khi việc lựa chọn bối cảnh quá khó khăn thì việc dựng phim trường hay thiết kế đạo cụ chính là “trợ thủ đắc lực” của các nhà sản xuất.
Với TVC này, do đạo cụ mang tính chất đặc thù nên Công ty Tấn Hưng đã chuẩn bị những đạo cụ này bao gồm: Mascot hình chai thuốc Bi_A, biểu tượng cho quà tặng trong chương trình khuyến mãi (thùng bia, khẩu trang, áo thun cao cấp).
2.2.3 Trang phục:
Bộ trang phục của diễn viên sẽ làm nổi bật tính cách nhân vật trong đoạn TVC Quảng cáo và còn mang cả dụng ý của nhà sản xuất. Như nhân vật trong TVC Bi_A này, trang phục cho hai diễn viên chính là hình ảnh áo bà ba truyền thống, gần gũi với người nông dân Việt Nam từ xưa đến nay. Ngoài ra bộ áo bà ba của diễn viên nữ còn là nét đặc trưng của thương hiệu ngay từ khi thành lập công ty.
2.2.4 Casting:
Tìm kiếm diễn viên, gương mặt đại diện đang ngày càng được các thương hiệu chú ý và chắt lọc hơn. Họ không chỉ cần là những KOLs, người có tầm ảnh hưởng mà đôi khi, các thương hiệu còn chú ý tới việc: sản phẩm của mình liệu có thực sự gắn với chính cuộc sống thường ngày của các KOLs này?
Trong TVC này, công ty chúng tôi không cần trải qua quá trình casting diễn viên vì theo yêu cầu của nhãn hàng là Công ty Tấn Hưng Việt Nam thì diễn viên xuất hiện trong TVC là người của công ty họ.
Có thể nói, càng có bước chuẩn bị tốt thì khi bước vào giai đoạn sản xuất quá trình càng được thuận lợi, suôn sẻ hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
2.3 Bước 3: Tiến hành quay TVC
Sau khi chuẩn bị chu đáo trong quá trình tiền kỳ thì đến giai đoạn này ekip sản xuất sẽ bắt tay vào việc. Lúc này, số lượng nhân sự có thể coi là đông đảo nhất với nhiều bộ phận phụ trách khác nhau.
Đạo diễn (Director): Đạo diễn chính, trợ lý đạo diễn, thư ký trường quay…
Đạo diễn sẽ có trách nhiệm chính trong chỉ đạo diễn xuất các diễn viên, kiểm soát chung vấn đề nghệ thuật của các cảnh quay. Trong dự án này, khách hàng là một công ty về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên có khá nhiều yêu cầu về mặt cảnh quay.
Trước khi bắt tay vào quá trình ghi hình, đạo diễn đã buổi trao đổi với phía Công ty Tấn Hưng về các hình ảnh sẽ được thể hiện trong sản phẩm để xác nhận lại yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, ở mỗi cảnh quay, đạo diễn liên tục thảo luận và thống nhất với khách hàng về việc chốt cảnh đã quay, đảm bảo mỗi frame hình đều được khách hàng thông qua tại nơi quay hình.
Người đạo diễn lúc này phải thực sự sáng suốt và xử lý tình huống khéo léo để vừa có được sản phẩm tốt vừa làm hài lòng khách hàng.
Tổ chức sản xuất: Executive Producer, Producer, Production Manager.
Nếu như nhóm đạo diễn phụ trách về nội dung thì team sản xuất sẽ đảm bảo điều phối chung cho quá trình sản xuất. Sản xuất nắm vai trò quản lí kinh phí, liên hệ các bộ phận, diễn viên, công tác hậu cần, sắp xếp lịch trình quay… Có thể coi đây là đội ngũ chuyên về tổ chức, giúp cả ekip có thể phối hợp ăn ý, hiệu quả.
Sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc giúp cho thời gian làm việc của cả ekip hoàn thành đúng theo tiến độ đã đặt ra. Và trong dự án này, ekip đã hoàn thành tất cả các cảnh quay vào lúc 3h chiều và cả đoàn có thể quay lại TPHCM trong ngày. Việc đúng tiến độ giúp cho đoàn tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Mỹ thuật: Thiết kế bối cảnh (Set decorator), Thiết kế đạo cụ (Prop maker), Stylist, Make up,…
Bối cảnh của TVC có được tái hiện trọn vẹn hay không? Trang phục diễn viên có thể hiện đứng với ý đồ đạo diễn hướng tới hay không? Tất cả đều phụ thuộc vào chất lượng công việc nhóm Mỹ thuật.
Dự án này team Mỹ thuật có nhiệm vụ đảm bảo trang phục mà diễn viên đúng với ý tưởng ban đầu và kiểm soát sự xuất hiện của những đạo cụ trong các shot hình có đầy đủ hay không?
TVC Quảng cáo này có ít đạo cụ nên việc hòa hợp giữa đạo cụ, trang phục và bối cảnh của diễn viên được kiểm soát triệt để, đảm bảo đúng yêu cầu của khách hàng đặt ra.
Tổ quay: Chỉ đạo hình ảnh (Director of photography), Quay phim, Steadicam, Flycam.
Đây là bộ phận sẽ giúp đảm bảo khuôn hình và ánh sáng của đoạn TVC. Cùng một bối cảnh, biểu cảm của diễn viên, nhưng những góc quay, đánh sáng khác nhau sẽ góp phần tạo nên những cảm giác chân thực, độc đáo hơn rất nhiều.
Ekip quay với 3 nhân sự quay phim, bố trí ở 3 vị trí khác nhau giúp cho ý tưởng của đạo diễn được thể hiện rõ ràng và đầy đủ . Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các diễn viên cũng là yếu tố quan trọng để thời gian quay hình được hoàn thành nhanh chóng.
Kĩ thuật và ánh sáng
Bộ phận này sẽ là “cánh tay phải đắc lực” trợ giúp cho tổ quay phim.
Trong quá trình sản xuất, yếu tố thời gian và thời tiết có thể coi là một trong những rủi ro lớn nhất gây cản trở. Vậy nên, các nhà làm phim thường phải tạo ra các yếu tố giả thời tiết như giả nắng, mưa, quay ngày giả đêm, quay đếm giả ngày,…Điều này cần có sự hỗ trợ từ các thiết bị ánh sáng để hiện thực hóa dụng ý bối cảnh.
Bên cạnh đó, một số cảnh quay cần các động tác máy khác như Thiết bị ray đẩy, Boom 13m, Timelapse, chống rung,… Điều này phụ thuộc một phần vào ngân sách sản xuất khác nhau để lựa chọn thiết bị phù hợp. Và tổ kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm chính trong điều khiển các thiết bị máy móc này.
Vào ngày quay tại Đồng Tháp, ekip gặp khó khăn trong công tác ánh sáng vì địa điểm quay hình cách xa khu vực nhà dân. Vì vậy để cung cấp điện cho đủ ekip thì có máy phát điện. Bên cạnh đó, thời tiết của ngày quay cũng không được ủng hộ nên ekip ánh sáng hơi cực. Tuy nhiên ekip cũng đảm bảo được ánh sáng đủ cho sản phẩm được tốt nhất.
2.4 Bước 4: Sản xuất, xử lý hậu kỳ
Sau khi đã trải qua bước tác chiến ở “chiến trường” thì sản phẩm sẽ bước sang một giai đoạn mới với những cộng sự mới để cho ra sản phẩm cuối cùng.
2.4.1 Dựng thô
Giai đoạn này chiếm rất nhiều thời gian và công sức, khi bạn đã hoàn thành quay những cảnh quay thì việc cắt ghép những cảnh đó sao cho hợp lý, hay lồng ghép sao để ăn khớp với những gì đúng với thông điệp truyền tải đòi hỏi một cái nhìn tổng quát cao.
Từ các cảnh quay thô, riêng rẽ nhau, quá trình dựng phim này sẽ là bước đầu xâu chuỗi các tình tiết lại, kể câu chuyện bằng hình ảnh để đưa ra một quảng cáo thô ban đầu.
Với dự án Bi_A lần này, tổ dựng phim đã mất 2 ngày để dựng thô sản phẩm. Với yêu cầu nhanh chóng về thời hạn giao file nên để đảm bảo tiến độ, tổ dựng phim đã cùng xuống hiện trường quay với ekip để hình dung được đường dây cũng như nắm được ý tưởng của đạo diễn.
2.4.2 Kỹ xảo
Với sự phát triển cao của công nghệ ngày nay thì các hiệu ứng hình ảnh (Visual effect) càng phổ biến giúp tạo những yếu tố khó thực hiện quay trực tiếp ngoài thực tế như: Hiệu ứng cháy nổ, đổ vỡ,… Kỹ xảo Greenscreen cũng được ưa chuộng khá nhiều giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí.
Với dự án này, tổ dựng phim đã sử dụng nhiều hiệu ứng kỹ xảo với sản phẩm là chai thuốc nhằm giúp sản phẩm nổi bật hơn.
2.4.3 3D/ 2D Animation
Bên cạnh những clip quảng cáo cần yêu cầu diễn viên, nhiều TVC cũng lựa chọn sử dụng những hình ảnh hoạt hình để triển khai như Vinamilk với hình ảnh chú bò sữa, Comfort với nhân vật người vải… Vậy nên công nghệ hoạt hình 3D/ 2D Animation sẽ giúp ích rất nhiều để cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
Với dự án này, phía công ty không sử dụng hiệu ứng này. Tuy nhiên tùy vào từng dự án mà ekip sẽ bàn bạc với phía công ty để đưa ra ý tưởng cho việc dùng hiệu ứng 3D hay không.
2.4.4 Hậu kỳ, chỉnh màu
Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng đem lại cho người xem nhiều cảm xúc hơn, vậy nên mỗi nhãn hàng lại lựa chọn cho mình những màu sắc đặc trưng để tạo ra phong cách riêng của thương hiệu.
Ví dụ đối với dự án Bi_A là sản phẩm thuốc cho lúa, gắn liền với đồng quê Việt Nam nên màu sắc chủ đạo của video sẽ là màu xanh của lúa.
2.4.5 Âm nhạc
Bên cạnh phần hình, âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng để thu hút khán giả, đặc biệt là trẻ em. Những bài hát dễ nhớ, dễ hiểu sẽ trở thành phương tiện mạnh mẽ giúp khán giả ghi nhớ về thương hiệu.
Để video gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, phía Công ty Tấn Hưng đã sáng tác riêng một giai điệu ở phần đầu clip vừa mộc mạc, vừa giản dị lại đánh trúng tâm lý của nhiều nhà nông. Phần lời rõ ràng, dễ hiểu, phần nhạc bắt tay sẽ là mấu chốt để khách hàng quan tâm đến sản phẩm.
2.5 Bước 5: Phát hành TVC quảng cáo
Trước khi phát hành, các bên tham gia sẽ kiểm tra ấn phẩm để xác nhận rằng quảng cáo đảm bảo các điều khoản đã thỏa thuận, cũng như đáp ứng đủ tiêu chuẩn để phát hành trên các phương tiện truyền thông. Bởi truyền hình và đài phát thanh chỉ chấp nhận chạy quảng cáo khi sản phẩm của bạn đạt đủ những tiêu chuẩn của họ. Mỗi đài sẽ đặt ra yêu cầu về mức dung lượng của file video khác nhau (ví dụ như đài truyền hình ở Việt Nam luôn là format PAL (25fps) cho các clip quảng cáo nói chung…
3. Sản xuất TVC Quảng cáo tại Viet Idea
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Viet Idea tự hào là đối tác tin cậy của nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên cả nước trong việc sản xuất TVC Quảng cáo.
Trong dự án Sản xuất TVC Quảng cáo cho sản phẩm Bi_A, Viet Idea đã đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiến độ mà công ty Tấn Hưng Việt Nam đã đặt ra.
Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang tìm hiểu thông tin để sản xuất TVC Quảng cáo thì hãy liên hệ với chúng tôi, đội ngũ tư vấn luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn.